Tiêu chí lựa chọn Tổ chức chứng nhận ISO

 

Có được chứng chỉ ISO là mong ước của rất nhiều doanh nghiệp Việt nhất là trong thời đại hội nhập quốc tế hiện nay. Và để được cấp chứng chỉ ISO, các doanh nghiệp cần đăng ký chứng nhận với Tổ chức chứng nhận đã được công nhận bởi Tổ chức công nhận. Vậy Tổ chức chứng nhận và Tổ chức công nhận là gì và làm thế nào để lựa chọn được một Tổ chức chứng nhận phù hợp với doanh nghiệp mình, v.v.. Tất cả sẽ có trong bài viết dưới đây.

 

 

1. Tổ chức chứng nhận ISO là gì?

Tổ chức chứng nhận ISO là đơn vị đánh giá độc lập bên thứ 3.
Công việc chủ yếu của Tổ chức chứng nhận là đánh giá sự phù hợp của sản phẩm và dịch vụ phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn.

Nếu doanh nghiệp đáp ứng các yêu cầu đánh giá thì sẽ được Tổ chức chứng nhận cấp giấy chứng nhận ISO.
Tổ chức chứng nhận liên kết với Tổ chức công nhận và được Tổ chức công nhận cấp quyền đánh giá hoặc giám định. Nói cách khác, Tổ chức chứng nhận chỉ được phép tiến hành hoạt động đánh giá sau khi đã được công nhận về năng lực.

 

2. Tổ chức công nhận ISO là gì?

Nói một cách đơn giản, Tổ chức công nhận ISO là cơ quan có thẩm quyền đánh giá các Tổ chức chứng nhận ISO.
Chức năng chính của nó là công nhận năng lực đánh giá của các Tổ chức chứng nhận.

 

3. Cách lựa chọn Tổ chức công nhận ISO

Có rất nhiều Tổ chức công nhận, nhưng bạn không cần phải lo lắng về việc lựa chọn Tổ chức công nhận.
Lý do là vì ISO là tiêu chuẩn quốc tế cho nên cho dù doanh nghiệp bạn được bất cứ cơ quan nào công nhận cũng sẽ không có sự khác biệt.

Tuy nhiên, có 2 điều cần lưu ý khi lựa chọn Tổ chức công nhận:

① Trường hợp có yêu cầu từ khách hàng hoặc đối tác kinh doanh

Bạn nên lựa chọn Tổ chức công nhận mà khách hàng hoặc đối tác kinh doanh yêu cầu. Lý do có thể là trụ sở chính của khách hàng hoặc đối tác kinh doanh được chứng nhận bởi Tổ chức công nhận ấy.

② Thiết kế của dấu công nhận

Nếu bạn quan tâm đến phần thiết kế dấu của cơ quan công nhận vì doanh nghiệp bạn sẽ in dấu công nhận trên danh thiếp hoặc trang web, thì bạn nên lựa chọn cơ quan công nhận có thiết kế dấu mà bạn cảm thấy hài lòng.

 

4. Cách lựa chọn Tổ chức chứng nhận ISO

Cũng giống như Tổ chức công nhận, khi lựa chọn Tổ chức chứng nhận bạn cần lưu ý 2 điều: ① Trường hợp có yêu cầu từ khách hàng hoặc đối tác kinh doanh và ② Thiết kế của dấu công nhận như đã nêu ở trên.

Ngoài ra, bạn cũng nên xem xét thêm các khía cạnh khác như: chính sách & nội dung đánh giá, chi phí chứng nhận, kế hoạch & lịch trình đánh giá.

Đầu tiên, bạn không nên lựa chọn Tổ chức chứng nhận có chính sách và nội dung đánh giá không phù hợp với tình hình doanh nghiệp mình.
Ví dụ: công ty bạn là công ty xây dựng nhưng lại lựa chọn Tổ chức chứng nhận chỉ có năng lực đánh giá ngành sản xuất; hoặc doanh nghiệp bạn có quy mô nhỏ chỉ tầm 10 nhân viên nhưng Tổ chức chứng nhận lại đánh giá dưới góc nhìn của doanh nghiệp quy mô lớn tầm 500 nhân viên, v.v..

Tiếp theo là về chi phí chứng nhận. Sau khi đạt được chứng nhận ISO thì doanh nghiệp vẫn phải chi trả chi phí đánh giá hàng năm để thực hiện duy trì hệ thống quản lý.
Tốt nhất bạn nên xin báo giá của vài Tổ chức chứng nhận để so sánh và tìm ra tổ chức phù hợp nhất với doanh nghiệp mình.

Cuối cùng, bạn cần xem xét kế hoạch & lịch trình đánh giá của Tổ chức chứng nhận. Hãy chọn tổ chức nào mà bạn cảm thấy dễ dàng sắp xếp và thay đổi kế hoạch cũng như lịch trình đánh giá phù hợp với doanh nghiệp mình. Việc đánh giá chứng nhận rất quan trọng, song công việc kinh doanh chính của công ty cũng quan trọng không kém. Vì vậy, hãy ưu tiên Tổ chức chứng nhận nào có thể điều chỉnh kế hoạch sao cho có lợi cho doanh nghiệp bạn.

 

5. Chính sách đánh giá của Tổ chức chứng nhận

Các Tổ chức chứng nhận khác nhau có thể có chính sách đánh giá khác nhau và cách diễn giải khác nhau về các yêu cầu tiêu chuẩn.
Vì vậy hãy xác nhận trước với Tổ chức chứng nhận về chính sách & nội dung đánh giá.

Ngoài ra, do yêu cầu của Tổ chức chứng nhận mà một số Tổ chức chứng nhận rất khắt khe trong việc giải thích các yêu cầu của tiêu chuẩn cho dù ISO không mô tả cụ thể về các yêu cầu ấy.
Một vài tổ chức không cho phép người ngoài (công ty tư vấn) tham gia mà chỉ cho phép người giám sát tham gia, v.v..

 

6. Tại sao có sự khác biệt về chi phí giữa các Tổ chức chứng nhận?

Cách tính lợi nhuận, chi phí nhân sự phải trả cho các chuyên gia đánh giá, mức độ uy tín, năng lực, bề dày kinh nghiệm, v.v.. của mỗi tổ chức là khác nhau dẫn đến sự khác biệt trong chi phí của các Tổ chức chứng nhận.
Bởi vậy, hãy chắc chắn tìm hiểu thật kỹ trước khi lựa chọn Tổ chức chứng nhận.

 

Tổng kết

Tóm lại, điều quan trọng là bạn phải tìm hiểu kỹ về Tổ chức chứng nhận và chọn Tổ chức chứng nhận phù hợp với doanh nghiệp mình.
Nếu cảm thấy không phù hợp, bạn hoàn toàn có thể xem xét đến việc lựa chọn Tổ chức chứng nhận khác hoặc đưa ra yêu cầu với Tổ chức chứng nhận hiện tại.
Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn có thêm hiểu biết khi lựa chọn Tổ chức chứng nhận.
Nếu bạn vẫn còn đang loay hoay không biết nên lựa chọn Tổ chức chứng nhận nào, liên hệ ngay với 3AC để được tư vấn cụ thể.

ISO 14001 là gì? Những điều cần biết về ISO 14001 và lợi ích của chứng nhận ISO 14001

 

ISO 14001 là tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý môi trường, được Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) phát triển và ban hành năm 1996 trong bối cảnh yêu cầu ngày càng tăng đối với các hoạt động vì môi trường trên toàn thế giới.
Trong bài viết này, 3AC sẽ giải thích những điều cần biết về ISO 14001, dấu công nhận và lợi ích của chứng nhận ISO 14001.

 

 

1. ISO 14001 là gì?

Tên chính thức đầy đủ của ISO 14001 là “Hệ thống quản lý môi trường – Các yêu cầu và hướng dẫn sử dụng”.
ISO 14001 tóm tắt các yêu cầu mà một hệ thống quản lý môi trường (viết tắt là EMS) phải đáp ứng.

ISO 14001 (hệ thống quản lý môi trường) nhằm tăng số lượng các công ty thân thiện với môi trường. Điều này xuất phát từ việc có không ít doanh nghiệp chỉ nghĩ đến lợi nhuận mà không thực hiện các chính sách môi trường.

Từ khóa “vấn đề môi trường” không còn xa lạ với chúng ta và nó vẫn được sử dụng làm chủ đề cho các vấn đề quốc tế. Gần đây, những từ như “bền vững” và “SDGs” ngày càng phổ biến.

>>>Xem thêm: ISO là gì?

 

2. Lợi ích và hạn chế của chứng nhận ISO 14001

ISO 14001 là một hệ thống cho phép bạn xem xét các hoạt động bạn đã và đang thực hiện và cải thiện bằng cách đạt được nó.
Lợi ích của chứng nhận ISO 14001 bao gồm lợi ích bên ngoài và lợi ích nội bộ.
Tuy nhiên, bất cứ vấn đề nào cũng sẽ có những hạn chế, vì vậy bạn cần xem xét cả hai mặt của vấn đề trước khi thực hiện.

■ Lợi ích bên ngoài
・Nâng cao hình ảnh công ty với những nỗ lực vì môi trường.
・Việc ký kết hợp đồng và công việc kinh doanh với các đối tác kinh doanh suôn sẻ hơn
・Tăng tỉ lệ trúng thầu

■ Lợi ích nội bộ
・Có thể tổ chức các hoạt động liên quan đến môi trường
・Có thể thực hiện cải tiến dễ dàng vì có số liệu rõ ràng về môi trường
・Là cơ hội để xem xét các hoạt động của công ty và loại bỏ lãng phí.

■ Hạn chế
・Mất thời gian để tạo lập Sổ tay môi trường và hệ thống các tài liệu
・Có thêm nhiều hồ sơ phải lưu giữ
・Phát sinh chi phí đánh giá hàng năm

 

3. Lợi ích cụ thể của chứng nhận ISO 14001

Về mặt kinh doanh, chứng nhận ISO 14001 có thể đem lại những lợi ích dưới đây:
・Đáp ứng các yêu cầu từ đối tác kinh doanh và có thêm nhiều đơn đặt hàng
・Tăng tỉ lệ trúng thầu
・Tạo sự khác biệt với đối thủ cạnh tranh

Các dự án đấu thầu của Chính phủ và yêu cầu từ các đối tác kinh doanh đang trở nên ngày càng nhiều. Đặc biệt là ở châu Âu, có một số công ty không hợp tác với các công ty không có các hoạt động vì môi trường.

Ngoài ra, các lợi ích đến từ bên ngoài có thể kể đến là:
・Nâng cao hình ảnh công ty
・Thu hút các nhà đầu tư
・Quảng bá về các hoạt động quan tâm đến môi trường, v.v..

Gần đây có:
・”Báo cáo bền vững” của các công ty có mô tả các hoạt động ​​ISO 14001
・ Mô tả các hoạt động của ISO 14001 như một phần của sáng kiến ​​SDGs
・Các hoạt động bảo tồn môi trường (các hoạt động ISO 14001) được liệt kê trong các tài liệu IR

Ngoài ISO 14001, ngày càng nhiều các doanh nghiệp đang thực hiện các hoạt động trong công ty theo tiêu chuẩn ISO. Còn gì tuyệt vời hơn nếu ISO trở thành một phần trong hoạt động của công ty, không phải vì đối phó với đánh giá hay vì tờ chứng chỉ ISO 14001!

Tuy nhiên, sẽ rất khó để các doanh nghiệp triển khai nếu không có các ví dụ thực tế về cách cải thiện khoảng cách giữa các hoạt động của công ty và ISO, chẳng hạn như “nên tích hợp SDGs và ISO 14001 như thế nào?”

3AC tư vấn và hỗ trợ khách hàng thực hiện và chứng nhận ISO chỉ với 4,000,000 VND/tháng.

Vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp mọi thắc mắc!

 

4. Phạm vi chứng nhận

ISO 14001 có thể áp dụng cho mọi doanh nghiệp, mọi ngành nghề, loại hình kinh doanh.

Thông thường phạm vi chứng nhận áp dụng cho toàn bộ công ty, nhưng trong một số trường hợp, cũng có doanh nghiệp thu hẹp đối tượng áp dụng, chẳng hạn như chỉ chứng nhận cho 1 chi nhánh, 1 bộ phận kinh doanh hay 1 lĩnh vực kinh doanh.

Tuy nhiên, vì “môi trường” là “hoạt động ​​nên được thực hiện bởi toàn thể công ty”, 3AC khuyên bạn nên áp dụng cho phạm vi toàn công ty.

 

5. Quy trình đạt chứng nhận ISO 14001

Quy trình đạt chứng nhận ISO 14001 gồm các bước:
① Xây dựng các quy tắc (Sổ tay môi trường)
② Vận hành theo quy tắc (Sổ tay môi trường)
③ Nộp đơn đăng ký chứng nhận cho tổ chức chứng nhận
④ Tiến hành đánh giá tại chỗ
⑤ Hoàn thành chứng nhận

 

6. Thời gian xây dựng & áp dụng ISO 14001

Thông thường, bạn sẽ mất khoảng 6 tháng để đạt được chứng nhận ISO 14001, nhưng thời gian này thay đổi tùy thuộc vào quy mô và tình hình của công ty.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào về thời gian đạt chứng nhận ISO 14001, vui lòng liên hệ với chúng tôi.

 

7. Chi phí chứng nhận ISO 14001

Có 3 loại chi phí chính để đạt được chứng nhận ISO 14001.

(1) Chi phí đánh giá

Ngoài chi phí để được đánh giá, chi phí đánh giá, chi phí đăng ký dấu công nhận, doanh nghiệp còn phải chi trả chi phí ăn ở và đi lại của chuyên gia đánh giá.
Chi phí đánh giá sẽ thay đổi rất nhiều tùy quy mô, số lượng địa điểm của doanh nghiệp và tổ chức chứng nhận.

Nếu bạn có thắc mắc về chi phí chứng nhận của công ty mình, vui lòng liên hệ với 3AC để được tư vấn và xin báo giá từ Tổ chức chứng nhận.

(2) Chi phí xây dựng hệ thống quản lý

Đây là chi phí xây dựng các quy tắc và tiêu chuẩn ISO 14001.
Nếu bạn đạt chứng chỉ ISO 14001 bằng chính nguồn lực của công ty mình, thì đó chính là chi phí nhân sự và phụ cấp cho nhân viên ISO.
Trường hợp bạn sử dụng sự hỗ trợ từ các chuyên gia bên ngoài như công ty tư vấn, thì đó chính là chi phí tư vấn. Trường hợp chứng nhận lần đầu, việc hoàn thành chứng nhận sẽ nhanh chóng và dễ dàng hơn nếu bạn sử dụng sự tìm đến sự hỗ trợ của chuyên gia ISO.

(3) Chi phí trang thiết bị và các chi phí khác

Thực tế, không có khoản đầu tư thiết bị nào cần thiết chỉ để đạt được chứng chỉ ISO 14001.
Thay vì suy nghĩ xem nên đầu tư trang thiết bị nào để đạt chứng nhận ISO 14001, bạn nên đầu tư trang thiết bị cần thiết cho công việc của công ty mình.
Ví dụ, nhìn từ góc độ của ISO 14001, chi phí thiết bị cần thiết cho công việc là chi phí sửa chữa thiết bị, áp dụng hệ thống mới, v.v..

 

8. Cấu trúc của tiêu chuẩn

Các điều khoản được tô màu vàng là các “yêu cầu lập hồ sơ”. Nói cách khác đó là hệ thống tài liệu, hồ sơ bắt buộc phải được tạo lập hàng năm theo yêu cầu của ISO.
Dưới đây là 3 hồ sơ quan trọng vì các hồ sơ này thường dẫn đến sự không phù hợp nghiêm trọng trong đánh giá:

(1) Hồ sơ đánh giá nội bộ
(2) Biên bản xem xét của lãnh đạo
(3) Hồ sơ về sự không phù hợp và hành động khắc phục
(Nếu doanh nghiệp bạn đã có chứng chỉ ISO 14001, hồ sơ này sẽ bao gồm cả kết quả đánh giá sự không phù hợp của năm trước và các cơ hội cải tiến.)

“Công ty tôi đang sử dụng hồ sơ của năm ngoái. Tôi chỉ thay đổi ngày thôi.”
“Biên bản xem xét của lãnh đạo, năm nào tôi cũng viết giống nhau.”
“Giám đốc bận nên Biên bản xem xét của lãnh đạo là do Ban ISO biên soạn.”

Có một số công ty như thế này vẫn còn đang tồn tại.
Trong hầu hết các trường hợp, các công ty như vậy khi bị Tổ chức chứng nhận phát hiện là không tuân thủ nghiêm trọng trong quá trình giám sát và trong trường hợp xấu nhất, có nguy cơ bị đánh giá lại và bị tước chứng chỉ.
Điều này có nghĩa là bạn phải thực hiện nghiêm chỉnh hàng năm.

 

9. Sự thay đổi của ISO 14001

Ban đầu, ISO 14001 chủ yếu được phát triển với mục đích “giảm các tác động cho môi trường”.
Người ta biết đến các từ khóa “giấy, rác và điện” mỗi khi nhắc đến ISO 14001.
Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp đã đặt mục tiêu của ISO 14001 là giảm “giấy, rác và điện”. Tuy nhiên, có những giới hạn đối với các mục tiêu cắt giảm này.

Dưới đây là ý kiến mà tôi nghe được khi tư vấn thực tế:
“Cố gắng thế nào cũng không giảm được.”
“Nếu số lượng đơn đặt hàng tăng lên, hóa đơn tiền điện cũng sẽ tăng lên.”
“Đó là một hoạt động chỉ để đánh giá và nó đang trở thành một hình thức.”

Trong giai đoạn tiếp theo của ISO 14001, các hoạt động chú trọng vào “các hoạt động và nỗ lực tích cực cho môi trường” đã thu hút được sự chú ý:

“Chuyển sang sử dụng xe sinh thái”
“Chuyển sang sử dụng LED”
“Chọn mua các loại giấy thân thiện với môi trường”

ISO 14001 đã trải qua nhiều lần sửa đổi để tùy chỉnh cho phù hợp với thời đại.
Phiên bản mới nhất là phiên bản ISO 14001:2015.
Khoảng thời gian này, các doanh nghiệp bắt đầu chuyển sang ý tưởng “áp dụng ISO sát với tình hình thực tế của công ty”. Tức là sử dụng ISO 14001 là công cụ để quản lý vì công ty.

Hiện tại, bằng cách liên kết ISO 14001 với các hoạt động thực tế ​​của công ty, doanh nghiệp bạn có thể xây dựng được một hệ thống được vận hành theo tình hình thực tế của công ty hơn trước.

 

10. Dấu công nhận

Khi đạt chứng nhận ISO 14001, doanh nghiệp bạn sẽ được Tổ chức chứng nhận cấp “Giấy chứng nhận” và dấu công nhận ISO 14001 như là bằng chứng về việc doanh nghiệp bạn đã đạt chứng nhận.
Bạn có thể nhìn thấy dấu công nhận ISO 14001 rất nhiều trên danh thiếp, hồ sơ công ty hoặc website. Đặc biệt là trên danh thiếp.

Việc in dấu công nhận lên danh thiếp sẽ giúp doanh nghiệp bạn quảng bá hình ảnh công ty dễ dàng hơn. Ví dụ:
・Bạn có thể PR về việc doanh nghiệp bạn đã đạt chứng nhận ISO 14001;
・Nếu chứng chỉ ISO 14001 là một điều kiện trong giao dịch, đối tác kinh doanh có thể nhận ra ngay mà không cần phải hỏi;
・Bạn cũng có thể chứng minh doanh nghiệp mình là một tổ chức có các hoạt động vì môi trường.

 

Tổng kết

ISO 14001 là tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý môi trường. Doanh nghiệp cần áp dụng ISO 14001 theo chu trình PDCA như một “hệ thống quản lý môi trường”, thay vì thực hiện chỉ để được cấp chứng chỉ rồi thôi.
Bằng cách tạo ra một hệ thống và cơ chế phù hợp với tình hình công ty hiện tại và thực hiện một cách nghiêm chỉnh, lợi ích đem lại cho công ty từ ISO 14001 cũng sẽ được lan rộng.

Hiện tại chúng tôi đang tiếp nhận tư vấn miễn phí ISO 9001, ISO 14001! Chuyên gia tư vấn sẽ lắng nghe và giải đáp mọi thắc mắc của bạn. Xin vui lòng liên hệ với chúng tôi!

ISO là gì?

ISO là Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (International Organization for Standardization) – một tổ chức phi chính phủ có trụ sở chính ở Geneva (Thụy Sĩ). Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế thiết lập các tiêu chuẩn quốc tế khác nhau (tiêu chuẩn ISO), và có 162 quốc gia trên thế giới là thành viên. Trong bài viết này 3AC sẽ giải thích chi tiết về tiêu chuẩn ISO

1. ISO là gì?

(1) Mục đích của ISO

Mục đích chính của ISO là thiết lập các tiêu chuẩn quốc tế, còn được gọi là tiêu chuẩn ISO.

Kể từ khi thành lập vào năm 1947, Tổ chức ISO đã thiết lập khoảng 22,467 tiêu chuẩn, từ những tiêu chuẩn phổ biến đến những tiêu chuẩn xa lạ. Các tiêu chuẩn ISO do tổ chức ISO xây dựng thường được viết tắt là “ISO”. Thông thường, khi nói “đạt được ISO” thì điều đó có nghĩa là “đạt được chứng nhận tiêu chuẩn ISO”.

Nói cách khác, ISO ban đầu dùng để chỉ một tổ chức được gọi là Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế, nhưng nó còn được sử dụng với nghĩa thông dụng là “tiêu chuẩn” do tổ chức đó thiết lập.

 

(2) Tiêu chuẩn ISO là gì?

Vậy chính xác thì tiêu chuẩn ISO là gì?

“Tiêu chuẩn quốc tế” và “tiêu chuẩn” nghe có vẻ khá là phức tạp, nói một cách dễ hiểu thì tiêu chuẩn ISO là “thước đo” đồng đều cho các doanh nghiệp toàn thế giới cùng hướng tới.

Ví dụ, chúng ta có thể nhận thức được 1cm là 1cm như một điều hiển nhiên, nhưng điều gì sẽ xảy ra khi định nghĩa 1cm khác nhau tùy thuộc vào suy nghĩ của mỗi người? Khi đó rất nhiều vấn đề khác nhau có thể xảy ra, chẳng hạn như nhà sản xuất không thể tạo ra sản phẩm được mô tả như trong bản thiết kế, hoặc sự bất tiện khi không biết kích thước chính xác của sản phẩm khi đi mua sắm, v.v..

Vì lý do này, đơn vị đo 1cm đã được “tiêu chuẩn hóa”, và ngày nay mọi người đều tuân theo thước đo đó. Bằng cách tiêu chuẩn hóa 1cm, người ta có thể sản xuất các sản phẩm y như trong bản thiết kế và tạo ra các sản phẩm bền, không dễ bị vỡ.

 

(3) Có mấy loại tiêu chuẩn ISO?

Kể từ khi thành lập vào năm 1947, Tổ chức ISO đã xây dựng khoảng 22,467 tiêu chuẩn.

Tuy nhiên, nếu bạn hỏi liệu tất cả các tiêu chuẩn có được công nhận như nhau hay không, thì câu trả lời là “KHÔNG”, và số lượng các công ty đã đạt được chứng nhận cũng khác nhau.

Dưới đây là một số tiêu chuẩn ISO phổ biến tại Việt Nam:
ISO 9001 (Hệ thống quản lý chất lượng)
ISO 14001 (Hệ thống quản lý môi trường)
ISO 45001 (Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp)
ISO/IEC 27001 (Hệ thống quản lý an toàn thông tin)
ISO 22000 (Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm)
ISO 13485 (Hệ thống quản lý an toàn trang thiết bị y tế)

 

【Thông tin bên lề】Tại sao 27001 được ký hiệu là ISO / IEC 27001?
Một số tiêu chuẩn có gắn ký hiệu sau ISO. Điều này có nghĩa là “tiêu chuẩn đó được Tổ chức ISO hợp tác với các tổ chức khác để cùng thiết lập”. ISO/IEC 27001 là một trong số đó, ISO/IEC 27001 là tiêu chuẩn được phát triển bởi Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO), hợp tác với Ủy ban Kỹ thuật Điện Quốc tế (IEC).
Ngoài ra, còn có ISO/TS 16949 (Hệ thống quản lý chất lượng ngành công nghiệp ô tô IATF 16949) là một tiêu chuẩn đang được phát triển và được ký hiệu là “TS” (= Đặc tính kỹ thuật).

 

Dưới đây là số lượng chứng nhận ISO được cấp tại Việt Nam theo thống kê năm 2021 của Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế:

Tiêu chuẩn Số lượng chứng nhận ISO được cấp
ISO 9001 6,258
ISO 14001 2,390
ISO 22000 854
ISO 45001 828
ISO 27001 357
ISO 13485 334

Các tổ chức nên lấy chứng nhận các tiêu chuẩn có mức độ công nhận cao (= số lượng công ty lấy chứng nhận đó tại Việt Nam trên 1,000 công ty).

 

2. Khái quát về ISO

Dưới đây là giải thích chi tiết về 2 tiêu chuẩn có số lượng công ty lấy chứng nhận cao nhất tại Việt Nam.

 

(1) Ưu điểm và nhược điểm của ISO 9001 và ISO 14001

Lợi ích của việc đạt chứng nhận ISO 9001 và ISO 14001 là dễ dàng có được sự tin tưởng từ đối tác kinh doanh.
Mặt khác, nhược điểm là mất nhiều thời gian để xây dựng tài liệu (sổ tay hướng dẫn).
>>> Xem thêm: Ưu và nhược điểm của chứng nhận ISO9001

 

(2) Chi phí để đạt được ISO 9001/ISO 14001

Khi lấy chứng nhận lần đầu và tái chứng nhận ISO 9001/ISO 14001, tổ chức sẽ phải trả một khoản phí cho Tổ chức chứng nhận.

>>>Xem thêm: Chi phí cấp chứng chỉ ISO 9001

 

(3) Đánh giá chứng nhận ISO 9001/ISO 14001

Để đạt được ISO9001 và ISO14001, tổ chức phải trải qua đánh giá chứng nhận. Đánh giá chứng nhận thường được chia thành 2 giai đoạn: Đánh giá giai đoạn 1 (Đánh giá sơ bộ) và Đánh giá giai đoạn 2 (Đánh giá chính thức).

>>>Xem thêm: Tiêu chí lựa chọn Tổ chức chứng nhận ISO

 

(4) Cách thức và quy trình đạt chứng nhận ISO 9001 / ISO 14001

Tổ chức cần thực hiện xây dựng sổ tay hướng dẫn và đánh giá nội bộ, v.v.. cho đến khi đạt được chứng nhận ISO 9001 / ISO 14001.

>>>Xem thêm: Quy trình 7 bước để được cấp chứng nhận ISO 9001

 

(5) Thời hạn hiệu lực của ISO 9001/ISO 14001

Thời hạn hiệu lực của ISO 9001 và ISO 14001 là 3 năm. Để duy trì chứng nhận, tổ chức cần phải trải qua các cuộc đánh giá giám sát và đánh giá tái chứng nhận.
>>> Xem thêm: Thời hạn hiệu lực của ISO 9001

 

(6) 3 lưu ý để áp dụng hiệu quả chu trình PDCA

Tiêu chuẩn ISO được xây dựng dựa trên khuôn khổ chu trình PDCA.
Có 3 lưu ý khi triển khai ISO theo chu trình PDCA: Plan: Hoạch định, Do: Thực hiện, Check: Kiểm tra, Act: Cải tiến.

Lưu ý 1: Hiểu rõ những việc cần thực hiện trong mỗi chu kỳ PDCA
Lưu ý 2: Hiểu rõ các trường hợp cụ thể
Lưu ý 3: Xác định các hạng mục quan trọng thay vì làm hoàn hảo 100%

>>> Xem thêm: Chu trình PDCA của ISO 9001

 

Tổng kết

ISO là Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế được thành lập với mục đích thiết lập các tiêu chuẩn quốc tế (tiêu chuẩn ISO). Kể từ khi thành lập vào năm 1947, Tổ chức ISO đã xây dựng khoảng 22,467 tiêu chuẩn. Tiêu chuẩn ISO là “thước đo” đồng đều cho các doanh nghiệp toàn thế giới cùng hướng tới.

Hy vọng qua bài viết này, bạn đã có thêm hiểu biết nhất định về ISO và các tiêu chuẩn ISO. Đây là nền tảng để doanh nghiệp có thể bắt đầu hành trình thực hiện xây dựng và vận hành tiêu chuẩn ISO phù hợp với doanh nghiệp của mình.

Hiện tại chúng tôi đang tiếp nhận tư vấn miễn phí ISO 9001, ISO 14001! Chuyên gia tư vấn sẽ lắng nghe và giải đáp mọi thắc mắc của bạn. Xin vui lòng liên hệ với chúng tôi!