Sự khác biệt giữa ISO 9001 và hệ thống quản lý chất lượng là gì?

 

ISO 9001 là một trong những tiêu chuẩn về hệ thống quản lý chất lượng do Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế thiết lập.
ISO 9001 là một tiêu chuẩn còn hệ thống quản lý chất lượng là một hệ thống. ISO 9001 còn được gọi bằng một cái tên gọi khác là “hệ thống quản lý chất lượng” hay “QMS”.
Hãy cùng 3AC tìm hiểu về ISO 9001 và hệ thống quản lý chất lượng trong bài viết dưới đây.

 

 

1. ISO 9001 là gì?

ISO 9001 là tiêu chuẩn về hệ thống quản lý chất lượng nhằm nâng cao sự hài lòng của khách hàng.
Nói một cách đơn giản, nó là một bộ quy tắc phục vụ việc cung cấp sản phẩm và dịch vụ.
ISO 9001 thiết lập các quy định cần thiết để tổ chức thực hiện cải tiến liên tục theo chu trình PDCA.

>>>Xem thêm: Ưu và nhược điểm của chứng nhận ISO 9001
>>>Xem thêm: Quy trình 7 bước để được cấp chứng nhận ISO 9001

 

2. Hệ thống quản lý chất lượng là gì?

Hệ thống quản lý chất lượng là một hệ thống (chu trình PDCA) cải tiến liên tục chất lượng của sản phẩm và dịch vụ.
“Chất lượng” ở đây không chỉ đơn giản là việc nâng cao chất lượng mà còn là nâng cao sự hài lòng của khách hàng.

Giả sử cho dù doanh nghiệp bạn liên tục đổi mới và tạo ra một sản phẩm được coi là kiệt tác, nhưng nếu khách hàng phản hồi rằng sản phẩm trước tốt hơn hoặc khác với những gì họ mong đợi, thì đó không được coi là một cải tiến tích cực dưới góc nhìn của hệ thống quản lý chất lượng.

Ngoài ISO 9001, ISO 9000 và ISO 9100 cũng là các tiêu chuẩn về hệ thống quản lý chất lượng.
Chúng được gọi chung là “bộ tiêu chuẩn ISO 9000” (ISO 9000 family hoặc ISO 9000 series).
Có thể nói ISO 9001 là tiêu chuẩn chính của hệ thống quản lý chất lượng.

 

3. Sự khác biệt giữa ISO 9001 và hệ thống quản lý chất lượng

ISO 9001 là một trong các tiêu chuẩn của ISO.
Trong khi đó, hệ thống quản lý chất lượng là một hệ thống.

Thoạt nhìn có vẻ khác nhau, nhưng nếu bạn để ý, bạn sẽ thấy tiêu đề “Hệ thống quản lý chất lượng – Các yêu cầu” ở trang bìa của tiêu chuẩn ISO 9001.
Vì lý do này, ISO 9001 còn được gọi là “hệ thống quản lý chất lượng” hoặc thậm chí được viết tắt là “chất lượng”.
Do đó, ISO 9001 có thể được hiểu là hệ thống quản lý chất lượng.

↓↓↓ Tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm về ISO 9001 ↓↓↓
>>>Xem thêm: Những điều cần biết về ISO 9001 (HTQLCL)

 

4. Hệ thống quản lý chất lượng thực hiện chức năng gì?

Hệ thống quản lý chất lượng là một hệ thống cải tiến nhằm nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng.

Dưới đây là quy trình 5 bước cải tiến chất lượng.

(1) Hiểu bối cảnh của tổ chức

Đây là bước đầu tiên trong hành trình cải tiến chất lượng.
Doanh nghiệp phải nắm bắt và hiểu rõ tình hình hiện tại của tổ chức, bao gồm các vấn đề bên trong và bên ngoài, nhu cầu và mong đợi của khách hàng và các bên liên quan.

 

(2) Thiết lập mục tiêu

Sau khi đã hiểu rõ tình hình hiện tại của tổ chức, doanh nghiệp cần thiết lập các mục tiêu.
Các mục tiêu đơn giản có thể là: “doanh thu ~ tỷ đồng/năm”, “0 vụ khiếu nại từ khách hàng”, “0 có trường hợp đổi trả”, v.v..
Đặc biệt, “0 vụ khiếu nại từ khách hàng” và “0 có trường hợp đổi trả” sẽ dễ dàng trở thành chỉ số đo lường mức độ hài lòng của khách hàng.

 

(3) Đánh giá của khách hàng

Doanh nghiệp cần xác nhận phản hồi của khách hàng sau khi cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ cho khách.
Bên cạnh những review tốt thì vẫn có khả năng bạn sẽ nhận được những review không tốt, chẳng hạn như “giao hàng muộn hơn dự kiến” hoặc “màu đậm hơn màu yêu cầu”,v.v..

 

(4) Phân tích nội bộ doanh nghiệp

Sau khi đã nhận được đánh giá của khách hàng, doanh nghiệp cần tiến hành phân tích nội bộ.
Doanh nghiệp cần đánh giá và phân tích từ mọi khía cạnh, ví dụ, “mục tiêu đó có hiệu quả không?”, “các mục cần phải được kiểm tra hàng tháng theo quy định đã không được kiểm tra dẫn đến khiếu nại?”, “lý do tại sao khách hàng lại chưa hài lòng?”, v.v..

 

(5) Lập kế hoạch cải tiến

Sau khi đã tiến hành phân tích nội bộ doanh nghiệp, doanh nghiệp cần lên kế hoạch cải tiến cụ thể.
ISO 9001 bao gồm các yêu cầu về cải tiến liên tục: “cải tiến từng chút một hàng năm”.
Do đó, doanh nghiệp cần lập kế hoạch, thực hiện, đánh giá và lặp lại kế hoạch cho năm tiếp theo.

Trên đây là toàn bộ chi tiết về việc triển khai hệ thống quản lý chất lượng.
Bạn có nhận ra rằng đây chính là chu trình PDCA không?

 

Tổng kết

ISO 9001 là một trong những cái tên của hệ thống quản lý chất lượng do Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế thiết lập và nó còn được gọi là “QMS” hoặc “hệ thống quản lý chất lượng”.

ISO 9001 là tiêu chuẩn về chất lượng, nhưng “chất lượng” ở đây không có nghĩa là sản phẩm tốt hay không tốt mà là “khách hàng có hài lòng hay không”.
Vì vậy, khi áp dụng ISO 9001 vào thực tế, doanh nghiệp cần xác nhận phản hồi của khách hàng, lập kế hoạch và thực hiện cải tiến liên tục để nhận được những đánh giá tốt hơn từ khách hàng.