ISO là Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (International Organization for Standardization) – một tổ chức phi chính phủ có trụ sở chính ở Geneva (Thụy Sĩ). Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế thiết lập các tiêu chuẩn quốc tế khác nhau (tiêu chuẩn ISO), và có 162 quốc gia trên thế giới là thành viên. Trong bài viết này 3AC sẽ giải thích chi tiết về tiêu chuẩn ISO
1. ISO là gì?
(1) Mục đích của ISO
Mục đích chính của ISO là thiết lập các tiêu chuẩn quốc tế, còn được gọi là tiêu chuẩn ISO.
Kể từ khi thành lập vào năm 1947, Tổ chức ISO đã thiết lập khoảng 22,467 tiêu chuẩn, từ những tiêu chuẩn phổ biến đến những tiêu chuẩn xa lạ. Các tiêu chuẩn ISO do tổ chức ISO xây dựng thường được viết tắt là “ISO”. Thông thường, khi nói “đạt được ISO” thì điều đó có nghĩa là “đạt được chứng nhận tiêu chuẩn ISO”.
Nói cách khác, ISO ban đầu dùng để chỉ một tổ chức được gọi là Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế, nhưng nó còn được sử dụng với nghĩa thông dụng là “tiêu chuẩn” do tổ chức đó thiết lập.
(2) Tiêu chuẩn ISO là gì?
Vậy chính xác thì tiêu chuẩn ISO là gì?
“Tiêu chuẩn quốc tế” và “tiêu chuẩn” nghe có vẻ khá là phức tạp, nói một cách dễ hiểu thì tiêu chuẩn ISO là “thước đo” đồng đều cho các doanh nghiệp toàn thế giới cùng hướng tới.
Ví dụ, chúng ta có thể nhận thức được 1cm là 1cm như một điều hiển nhiên, nhưng điều gì sẽ xảy ra khi định nghĩa 1cm khác nhau tùy thuộc vào suy nghĩ của mỗi người? Khi đó rất nhiều vấn đề khác nhau có thể xảy ra, chẳng hạn như nhà sản xuất không thể tạo ra sản phẩm được mô tả như trong bản thiết kế, hoặc sự bất tiện khi không biết kích thước chính xác của sản phẩm khi đi mua sắm, v.v..
Vì lý do này, đơn vị đo 1cm đã được “tiêu chuẩn hóa”, và ngày nay mọi người đều tuân theo thước đo đó. Bằng cách tiêu chuẩn hóa 1cm, người ta có thể sản xuất các sản phẩm y như trong bản thiết kế và tạo ra các sản phẩm bền, không dễ bị vỡ.
(3) Có mấy loại tiêu chuẩn ISO?
Kể từ khi thành lập vào năm 1947, Tổ chức ISO đã xây dựng khoảng 22,467 tiêu chuẩn.
Tuy nhiên, nếu bạn hỏi liệu tất cả các tiêu chuẩn có được công nhận như nhau hay không, thì câu trả lời là “KHÔNG”, và số lượng các công ty đã đạt được chứng nhận cũng khác nhau.
Dưới đây là một số tiêu chuẩn ISO phổ biến tại Việt Nam:
ISO 9001 (Hệ thống quản lý chất lượng)
ISO 14001 (Hệ thống quản lý môi trường)
ISO 45001 (Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp)
ISO/IEC 27001 (Hệ thống quản lý an toàn thông tin)
ISO 22000 (Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm)
ISO 13485 (Hệ thống quản lý an toàn trang thiết bị y tế)
【Thông tin bên lề】Tại sao 27001 được ký hiệu là ISO / IEC 27001?
Một số tiêu chuẩn có gắn ký hiệu sau ISO. Điều này có nghĩa là “tiêu chuẩn đó được Tổ chức ISO hợp tác với các tổ chức khác để cùng thiết lập”. ISO/IEC 27001 là một trong số đó, ISO/IEC 27001 là tiêu chuẩn được phát triển bởi Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO), hợp tác với Ủy ban Kỹ thuật Điện Quốc tế (IEC).
Ngoài ra, còn có ISO/TS 16949 (Hệ thống quản lý chất lượng ngành công nghiệp ô tô IATF 16949) là một tiêu chuẩn đang được phát triển và được ký hiệu là “TS” (= Đặc tính kỹ thuật).
Dưới đây là số lượng chứng nhận ISO được cấp tại Việt Nam theo thống kê năm 2021 của Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế:
Tiêu chuẩn | Số lượng chứng nhận ISO được cấp |
ISO 9001 | 6,258 |
ISO 14001 | 2,390 |
ISO 22000 | 854 |
ISO 45001 | 828 |
ISO 27001 | 357 |
ISO 13485 | 334 |
Các tổ chức nên lấy chứng nhận các tiêu chuẩn có mức độ công nhận cao (= số lượng công ty lấy chứng nhận đó tại Việt Nam trên 1,000 công ty).
2. Khái quát về ISO
Dưới đây là giải thích chi tiết về 2 tiêu chuẩn có số lượng công ty lấy chứng nhận cao nhất tại Việt Nam.
(1) Ưu điểm và nhược điểm của ISO 9001 và ISO 14001
Lợi ích của việc đạt chứng nhận ISO 9001 và ISO 14001 là dễ dàng có được sự tin tưởng từ đối tác kinh doanh.
Mặt khác, nhược điểm là mất nhiều thời gian để xây dựng tài liệu (sổ tay hướng dẫn).
>>> Xem thêm: Ưu và nhược điểm của chứng nhận ISO9001
(2) Chi phí để đạt được ISO 9001/ISO 14001
Khi lấy chứng nhận lần đầu và tái chứng nhận ISO 9001/ISO 14001, tổ chức sẽ phải trả một khoản phí cho Tổ chức chứng nhận.
>>>Xem thêm: Chi phí cấp chứng chỉ ISO 9001
(3) Đánh giá chứng nhận ISO 9001/ISO 14001
Để đạt được ISO9001 và ISO14001, tổ chức phải trải qua đánh giá chứng nhận. Đánh giá chứng nhận thường được chia thành 2 giai đoạn: Đánh giá giai đoạn 1 (Đánh giá sơ bộ) và Đánh giá giai đoạn 2 (Đánh giá chính thức).
>>>Xem thêm: Tiêu chí lựa chọn Tổ chức chứng nhận ISO
(4) Cách thức và quy trình đạt chứng nhận ISO 9001 / ISO 14001
Tổ chức cần thực hiện xây dựng sổ tay hướng dẫn và đánh giá nội bộ, v.v.. cho đến khi đạt được chứng nhận ISO 9001 / ISO 14001.
>>>Xem thêm: Quy trình 7 bước để được cấp chứng nhận ISO 9001
(5) Thời hạn hiệu lực của ISO 9001/ISO 14001
Thời hạn hiệu lực của ISO 9001 và ISO 14001 là 3 năm. Để duy trì chứng nhận, tổ chức cần phải trải qua các cuộc đánh giá giám sát và đánh giá tái chứng nhận.
>>> Xem thêm: Thời hạn hiệu lực của ISO 9001
(6) 3 lưu ý để áp dụng hiệu quả chu trình PDCA
Tiêu chuẩn ISO được xây dựng dựa trên khuôn khổ chu trình PDCA.
Có 3 lưu ý khi triển khai ISO theo chu trình PDCA: Plan: Hoạch định, Do: Thực hiện, Check: Kiểm tra, Act: Cải tiến.
Lưu ý 1: Hiểu rõ những việc cần thực hiện trong mỗi chu kỳ PDCA
Lưu ý 2: Hiểu rõ các trường hợp cụ thể
Lưu ý 3: Xác định các hạng mục quan trọng thay vì làm hoàn hảo 100%
>>> Xem thêm: Chu trình PDCA của ISO 9001
ISO là Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế được thành lập với mục đích thiết lập các tiêu chuẩn quốc tế (tiêu chuẩn ISO). Kể từ khi thành lập vào năm 1947, Tổ chức ISO đã xây dựng khoảng 22,467 tiêu chuẩn. Tiêu chuẩn ISO là “thước đo” đồng đều cho các doanh nghiệp toàn thế giới cùng hướng tới.
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã có thêm hiểu biết nhất định về ISO và các tiêu chuẩn ISO. Đây là nền tảng để doanh nghiệp có thể bắt đầu hành trình thực hiện xây dựng và vận hành tiêu chuẩn ISO phù hợp với doanh nghiệp của mình.
Hiện tại chúng tôi đang tiếp nhận tư vấn miễn phí ISO 9001, ISO 14001! Chuyên gia tư vấn sẽ lắng nghe và giải đáp mọi thắc mắc của bạn. Xin vui lòng liên hệ với chúng tôi!