7 mẹo để việc áp dụng ISO 14001 trở nên dễ dàng hơn

 

Để được cấp chứng chỉ ISO 14001, doanh nghiệp phải trải qua một hành trình tương đối dài. Nhiều doanh nghiệp gặp khó trong việc áp dụng hệ thống quản lý môi trường ISO 14001 vào thực tế. Tuy nhiên, nếu biết cách áp dụng thì việc đạt chứng nhận sẽ trở nên dễ dàng và đơn giản hơn rất nhiều. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu cho bạn 7 mẹo để việc áp dụng ISO 14001 trong doanh nghiệp trở nên dễ dàng hơn.

 

 

1. Tại sao nhiều doanh nghiệp cảm thấy khó khi áp dụng ISO 14001 vào thực tế?

Có không ít khó khăn khi áp dụng ISO 14001; chẳng hạn:

– Có những hoạt động hoàn toàn khác với hoạt động của công ty; công việc chính quá bận nên không có thời gian để thực hiện ISO.
– Tại thời điểm đánh giá, mỗi chuyên gia đánh giá lại có ý kiến khác nhau, thêm vào đó, các yêu cầu của tiêu chuẩn vốn đã rất khó.
– Ít nhân viên có kinh nghiệm trong công việc liên quan đến ISO.

Nói tóm lại, bạn có thể cảm thấy việc áp dụng ISO 14001 khó khăn và vất vả vì nó đòi hỏi bạn phải có kiến ​​thức trong một lĩnh vực hoàn toàn khác với lĩnh vực kinh doanh chính của doanh nghiệp bạn và thời gian để thực hiện ISO ngoài công việc chính của mình.

 

2. Cách áp dụng ISO 14001 dễ dàng và đơn giản

Dưới đây là 7 mẹo để việc áp dụng HTQLMT ISO 14001 trong doanh nghiệp trở nên dễ dàng hơn.

 

(1) 6.1.2 Khía cạnh môi trường

Bạn không nên phức tạp hóa khi xác định khía cạnh môi trường.
Đặc biệt khi đánh giá tác động môi trường, nếu bạn sử dụng những công thức tính toán khó để đánh giá thì những thứ vốn không phải là vấn đề môi trường sẽ trở thành những khía cạnh môi trường có ý nghĩa, và sẽ đi chệch hướng so với thực tế.

Bạn nên quyết định các tiêu chí đánh giá và hạng mục đánh giá dưới góc nhìn “tại sao bạn lại cho rằng đó là vấn đề môi trường?”.
Như vậy, việc đánh giá tác động môi trường sẽ sát với tình hình thực tế hơn.
Ví dụ, hạng mục đánh giá có tác động lớn và khả năng được cân nhắc nhiều nhất là bởi vì có yêu cầu của khách hàng.

 

(2) 6.1.3 Nghĩa vụ tuân thủ

Khi nói đến nghĩa vụ tuân thủ, bạn đừng nên cố gắng cập nhật tất cả các điều luật.
Tầm quan trọng của việc nắm bắt thông tin mới nhất sẽ thay đổi vì có những điều luật chỉ cần nắm rõ nội dung và có điều luật lại chứa thông tin nghĩa vụ cần tuân thủ.

Tuy nhiên, tầm quan trọng của việc tuân thủ luật định thì không đổi.

Ngoài ra, nếu bạn thực sự muốn cập nhật tất cả các thông tin mới nhất, bạn có thể sử dụng sách chuyên về luật định hoặc dịch vụ gửi hoặc thông báo về các sửa đổi pháp lý, mà không cần phải tự nghiên cứu.

 

(3) 6.2 Mục tiêu môi trường và hoạch định đạt mục tiêu

Việc xác định mục tiêu được xem xét từ khía cạnh môi trường có ý nghĩa, nên đôi khi sẽ có tình trạng mục tiêu được đề ra đó chưa hẳn là điều bạn đang hướng tới.
Để tránh điều này xảy ra, bạn nên suy nghĩ về những gì công ty có thể làm để tăng cường các hoạt động tốt và giảm thiểu các hoạt động có hại cho môi trường.

Điều này sẽ cho phép bạn thiết lập mục tiêu thực tế hơn.

Ví dụ, trong hầu hết các trường hợp, các bất thường trong công việc không nên xảy ra nếu xét đến tác động đối với môi trường.
Điều này là do doanh nghiệp sử dụng tài nguyên và năng lượng lãng phí và tạo ra khí thải dư thừa.
Trong ngành sản xuất là phế phẩm, còn trong ngành vận tải là tai nạn.
Nếu bạn nghĩ theo cách này, thì việc thiết lập các mục tiêu môi trường cho tỷ lệ lỗi, số lượng lỗi hoặc số vụ tai nạn không phải là một ý tưởng tồi.

 

(4) 8.2 Chuẩn bị sẵn sàng và ứng phó với tình huống khẩn cấp

Các cuộc diễn tập sơ tán thường được tiến hành để chuẩn bị ứng phó với tình huống khẩn cấp như hỏa hoạn.
Nếu bạn phải tham gia do đó là phạm vi quản lý của tòa nhà bạn có thể tiếp tục tham gia như trước giờ vẫn vậy.

Điều quan trọng là bạn chuẩn bị cho tình huống khẩn cấp nào và phải kiểm tra xem liệu những chuẩn bị đó có thực sự hiệu quả khi tình huống khẩn cấp xảy ra hay không.

Để chuẩn bị ứng phó với tình huống khẩn cấp, bạn cũng nên kiểm tra mạng lưới và lộ trình liên lạc trong trường hợp xảy ra sự cố.

Có không ít trường hợp hệ thống liên lạc khẩn cấp không được cập nhật ngay cả khi có nhân viên nghỉ việc và không hoạt động.

 

(5) 9.2 Đánh giá nội bộ

Đánh giá nội bộ được tiến hành mỗi năm 1 lần và do thực hiện với tần suất ít nên hầu như việc triển khai diễn ra không được suôn sẻ. Doanh nghiệp sẽ rất dễ rơi vào tình trạng loay hoay không biết nên ưu tiên hoạt động kinh doanh chính hay ưu tiên hoạt động đánh giá nội bộ: nên ngừng mọi hoạt động kinh doanh để thực hiện, hay tránh thời điểm bận rộn để thực hiện.

Cho nên để mọi thứ dễ dàng hơn, bạn nên thực hiện đánh giá nội bộ nhiều lần, mỗi lần chỉ tiến hành trong một thời gian ngắn.

Nếu bạn đánh giá theo phương pháp mỗi tháng chỉ đánh giá 1 bộ phận thực hiện trong 1 lần thì có thể hoàn thành trong khoảng 1 giờ mỗi lần.

Việc này cũng tương tự như việc tổ chức thêm 1 cuộc họp mỗi tháng.

 

(6) 9.3 Xem xét của lãnh đạo

Khi nhắc đến hoạt động xem xét và đánh giá của lãnh đạo, các doanh nghiệp thường cho rằng hoạt động này phải được thực hiện bằng cách họp trực tiếp với lãnh đạo.
Do đó, người phụ trách thường gặp khó khăn trong việc sắp xếp cuộc họp với lãnh đạo.

Mặc dù COVID-19 đã hạ nhiệt, nhưng hoạt động xem xét hệ thống này vẫn có thể được tiến hành bằng cuộc gọi video và cuộc gọi điện thoại.
Hơn nữa, bạn không nhất thiết phải thực hiện cùng một lúc.
Tức là, bạn có thể gửi các nội dung báo cáo đầu vào qua email và nhận chỉ thị đầu ra trong vòng 24 giờ.
Điều này cũng giống việc bạn báo cáo, liên lạc, thảo luận mà bạn vẫn đang thực hiện mỗi ngày.

 

(7) 10.2 Sự không phù hợp và hành động khắc phục

Việc thực hiện hành động khắc phục để ngăn chặn sự không phù hợp tái diễn là vô cùng quan trọng, do đó bạn nên điều tra kỹ nguyên nhân của sự không phù hợp.

Tuy nhiên, việc truy cứu nguyên nhân và đề ra các biện pháp đối phó chỉ là giả thuyết.
Nếu bạn thực hiện nghiêm chỉnh, độ chính xác của giả thuyết sẽ tăng lên; nhưng nếu bạn dành quá nhiều thời gian để thực hiện, bạn sẽ không thể loại bỏ sự không phù hợp trong một 1 lần, vì vậy hãy cố gắng chia ra nhiều lần thực hiện thì cuối cùng bạn sẽ có thể loại bỏ hoàn toàn sự không phù hợp đó.

Nếu chỉ cần một hành động khắc phục duy nhất mà loại bỏ được sự không phù hợp, thì sẽ không có thứ gọi là “hàng lỗi” trên thế giới này.
Cho nên, đừng cố gắng loại bỏ hoàn toàn trong 1 lần khắc phục.
Thay vào đó, điều quan trọng nhất là việc giám sát kết quả của hành động khắc phục.

 

Tổng kết

Bạn đã nắm được 7 mẹo để việc áp dụng ISO 14001 trở nên dễ dàng hơn rồi chứ?
Việc áp dụng ISO 14001 có thể có nhiều khó khăn nhưng chỉ cần bạn biết cách đơn giản hóa các hoạt động thì chắc chắn việc duy trì chứng nhận sẽ không còn là thách thức.

Nếu bạn gặp khó trong việc tự áp dụng ISO 14001, hãy tìm đến với 3AC để được tư vấn về việc áp dụng HTQLMT ISO 14001 đơn giản, nhanh chóng và sát với tình hình thực tế của doanh nghiệp bạn.