Giải thích tiêu chuẩn: Điều 7.1.6 “Tri thức của tổ chức” trong ISO9001:2015.

Chủ đề hôm nay là: “Giải thích tiêu chuẩn ISO9001:2015, mục 7.1.6 Tri thức của tổ chức”.
Trong bản tiêu chuẩn sửa đổi lần này, phần này là 1 hạng mục được thêm mới, mục đích là để kế thừa kỹ thuật đặc trưng của tổ chức đó.

Trong bài viết “Giải thích tiêu chuẩn ISO9001:2015, mục 7.1.6 Tri thức của tổ chức” trong bản tiêu chuẩn sửa đổi lần này là 1 hạng mục được thêm mới, mục đích là để kế thừa kỹ thuật đặc trưng của tổ chức đó.

Vâng, bạn đã bao giờ đọc chủ đề này và đoạn sau nó, bạn có cảm thấy chán nản không? Tôi sẽ viết nó ngay bây giờ, nhưng tôi cảm thấy tinh thần hơi đi xuống. Tuy nhiên, đây là điều cần phải làm! Bởi vì đây là công việc mà… Không, không, miễn là có những người đọc blog này! Tôi sẽ cố gắng hết sức để giúp bạn hiểu về ISO dù chỉ là chút ít !!
Hãy cố gắng để tham gia cùng chúng tôi một lát nhé. (Thật ra thì nó không khó đến thế đâu!!)

Trước tiên, chúng ta hãy xem phần được viết trong hạng mục yêu cầu được viết trong bản 2015.

Hạng mục yêu cầu trong bản năm 2015

7.1.6 Tri thức của tổ chức

Tổ chức phải xác định tri thức cần thiết cho việc vận hành các quá trình của tổ chức và để đạt được sự phù hợp của các sản phẩm và dịch vụ.
Tri thức này phải được duy trì và phải sẵn có tùy mức độ cần thiết.
Khi giải quyết các nhu cầu và xu hướng thay đổi, tổ chức phải xem xét tri thức hiện tại của tổ chức và xác định làm thế nào để có được hoặc tiếp cận bất kỳ kiến thức bổ sung và cập nhật tri thức cần thiết.
CHÚ THÍCH 1: Tri thức của tổ chức là kiến thức đặc trưng đối với tổ chức; được thu thập từ kinh nghiệm. Nó là thông tin được sử dụng và chia sẻ để đạt được các mục tiêu của tổ chức.
CHÚ THÍCH 2: Tri thức của tổ chức có thể dựa trên:

a) nguồn nội bộ (ví dụ như sở hữu trí tuệ, kiến thức thu được từ kinh nghiệm; bài học kinh nghiệm từ các dự án thất bại và thành công; nắm bắt và chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức không được lập văn bản; các kết quả của những cải tiến trong các quá trình,
sản phẩm và dịch vụ);
b) Các nguồn bên ngoài (ví dụ như các tiêu chuẩn; học viện; hội nghị; thu thập kiến thức từ khách hàng hoặc các nhà cung cấp bên ngoài).
Phải xác định rủi ro và cơ hội cần giải quyết cho hạng mục.

Đây là một nội dung mới, nhưng chúng ta hãy xem những gì được cho là có một phần khá giống với nó của phiên bản 2008.

6.2 Nguồn nhân lực

6.2.1 Khái quát

Những người thực hiện các công việc ảnh hưởng đến sự phù hợp với các yêu cầu của sản phẩm phải có năng lực trên cơ sở được giáo dục, đào tạo, có kỹ năng và kinh nghiệm thích hợp.

Các bạn thấy sao? Cá nhân tôi nghĩ rằng có thể hiểu được những mô tả trong tiêu chuẩn mới…

Nhưng tôi có thắc mắc rằng “tri thức” là gì? Nó chỉ ra thứ gì? Vì nó không được chỉ định rõ ràng, nên chính là điểm gây khó khăn cho ISO.

 

Đọc hiểu tiêu chuẩn

Chúng ta hãy xác nhận tiêu chuẩn lại một lần nữa.

Nó được mô tả là: “Tri thức cần thiết cho việc vận hành các quá trình của tổ chức và để đạt được sự phù hợp của các sản phẩm và dịch vụ”. Có những ví dụ về điều này trong tiêu chuẩn. Hơn nữa, nó được chia thành nội bộ và bên ngoài. (Thật rõ ràng có phải không?)

“a) nguồn nội bộ (ví dụ như sở hữu trí tuệ, kiến thức thu được từ kinh nghiệm; bài học kinh nghiệm từ các dự án thất bại và thành công; nắm bắt và chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức không được lập văn bản; các kết quả của những cải tiến trong các quá trình, sản phẩm và dịch vụ)”;

“b) Các nguồn bên ngoài (ví dụ như các tiêu chuẩn; học viện; hội nghị; thu thập kiến thức từ khách hàng hoặc các nhà cung cấp bên ngoài)”

Bạn có thể lấy một đoạn trích từ tiêu chuẩn và đọc lại nó không? Bạn không liên tưởng đến điều gì đó được coi là đương nhiên, được công nhận trong công ty của bạn sao?

Tại đây, chẳng phải điều cần phải chú ý là “tri thức và kinh nghiệm không có ở dạng văn bản” sao?
Nói cách khác, điều này có lẽ ám chỉ những “kỹ năng” và “mẹo” của người có thâm niên không được ghi chép lại. Trong thế giới thủ công truyền thống và thế giới ẩm thực,
chúng ta thường nghe câu “Kỹ năng có thể học được bằng cách quan sát!”, nhưng có vẻ như chúng ta cần phải làm rõ mình học được điều gì. Đây là một điểm thường được nêu ra liên quan đến vấn đề kế nhiệm và đào tạo người kế nhiệm.

Khi tiếp tục hoạt động kinh doanh, điều quan trọng là việc xây dựng một hệ thống để truyền lại và tiếp thu “tri thức”, để tránh việc: mất đi “tri thức” cần thiết và không thể duy trì chất lượng phù hợp.
Và, phải yêu cầu quản lý tri thức này. Loại kiến thức này được truyền lại trong tổ chức của bạn như thế nào? Hãy suy nghĩ lại và cố gắng làm rõ nó.

 

Tổng kết

Hầu hết các vấn đề khác nhau mà tiêu chuẩn ISO yêu cầu đều được thực hiện một cách vô thức trong khi điều hành và quản lý các tổ chức như công ty. Mặc dù nhiều tài liệu tiêu chuẩn khó đọc và có thể khiến bạn buồn ngủ nhưng chúng tôi khuyên bạn nên đọc chúng để cải thiện tổ chức và hoạt động của mình. Những bài viết này vẫn sẽ còn tiếp tục được đăng tải, vì vậy hãy tiếp tục đón đọc nhé!

Ngoài ra, nếu có điều gì chưa rõ về ISO, đừng ngại mà hãy liên hệ ngay với chúng tôi nhé! Chúng tôi sẽ rất vui khi được thảo luận với các bạn!