9 bước cần thực hiện để áp dụng ISO 14001

 

Chắc hẳn không ít doanh nghiệp muốn tìm hiểu chi tiết về các bước cần thực hiện để áp dụng ISO 14001 vào thực tế sản xuất, kinh doanh. Vậy thì bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn 9 bước cần thực hiện trong quá trình áp dụng ISO 14001 theo quy trình PDCA.

 

 

1. 6.1.1 Rủi ro và cơ hội

Đầu tiên, doanh nghiệp cần xác định các rủi ro và cơ hội cần được giải quyết.
Rủi ro là sai lệch so với dự kiến. Cơ hội là thời điểm thích hợp để làm điều gì đó.

Ví dụ: nếu là quán ăn, rủi ro có thể là khách hàng có thể rời đi do dịch bệnh truyền nhiễm nhưng đây cũng chính là thời điểm thích hợp để bắt đầu dịch vụ giao hàng tận nhà.

 

2. 6.1.2 Khía cạnh môi trường

Tại bước này, doanh nghiệp cần cập nhật các khía cạnh môi trường đã được xác định trước đó.
Việc cập nhật sẽ dễ dàng hơn nếu bạn tìm kiếm các thay đổi trước tiên, chẳng hạn như khối lượng công việc tăng hay giảm, hoặc liệu có thay đổi trong cách thức làm việc hay không.
Đồng thời, đánh giá lại các khía cạnh môi trường và xác định những khía cạnh đáng chú ý hoặc các khía cạnh đáng quan tâm.

 

3. 6.1.3 Nghĩa vụ tuân thủ

Đối với các nghĩa vụ tuân thủ, doanh nghiệp cần kiểm tra xem các luật và quy định cụ thể đã được sửa đổi chưa.
Bên cạnh đó, hãy xem xét kỹ các luật mới được bổ sung hoặc không còn phù hợp và bị loại bỏ.

 

4. 6.2 Mục tiêu môi trường và hoạch định đạt mục tiêu

Hãy xem xét lại các mục tiêu, có tính đến các mục mới được cập nhật 6.1.1, 6.1.2 và 6.1.3.
Lý do là vì đôi khi bạn cần thay đổi con số và nội dung của các mục tiêu.

 

5. 8.2 Chuẩn bị sẵn sàng và ứng phó với tình huống khẩn cấp

Tiếp theo, doanh nghiệp cần kiểm tra xem có bất kỳ tình huống khẩn cấp mới nào được thêm vào trong phần 6.1.1 không và nếu có, hãy chuẩn bị sẵn sàng để ứng phó.
Thêm vào đó, sau khi đã xác định được các tình huống khẩn cấp, doanh nghiệp nên xem xét lại liệu có vấn đề gì với sự chuẩn bị cho tình huống khẩn cấp đó hay không.

 

6. 9.1.2 Đánh giá sự tuân thủ

Trong phần đánh giá sự tuân thủ, doanh nghiệp cần kiểm tra lại các nội dung được cập nhật tại 6.1.3.
Hãy kiểm tra cả phần cập nhật và cả nội dung được kiểm tra lần trước có được tuân thủ hay không.

 

7. 9.2 Đánh giá nội bộ

Doanh nghiệp phải đảm bảo kiểm tra các hoạt động và quy định đã thay đổi kể từ lần đánh giá nội bộ cuối cùng.
Đặc biệt, hãy theo dõi tình hình thực hiện các biện pháp khắc phục sự không phù hợp và cải tiến trong lần đánh giá nội bộ trước đó để không bỏ sót.

 

8. 9.3 Xem xét của lãnh đạo

Sau khi thực hiện đánh giá nội bộ, doanh nghiệp cần tiến hành xem xét của lãnh đạo.
Doanh nghiệp nên chuẩn bị để có thể kiểm tra tiến độ đầu ra của xem xét lãnh đạo trước đó.
Ngoài ra, hãy đảm bảo rằng doanh nghiệp bạn có thể theo dõi những việc chưa hoàn thành không chỉ lần trước mà còn trong thời gian trước đó.

 

9. 10.2 Sự không phù hợp và hành động khắc phục

Cuối cùng, doanh nghiệp cần khắc phục sự không phù hợp mới được phát hiện.
Trong quá trình áp dụng ISO 14001, việc đánh giá tính hiệu lực là hoạt động vô cùng quan trọng và không thể bỏ qua.

Hơn nữa, doanh nghiệp cũng cần theo dõi kết quả của việc thực hiện hành động khắc phục sự không phù hợp đã xảy ra trước đó, để xem liệu sự không phù hợp do nguyên nhân tương tự có tái diễn hay không.
Việc lặp đi lặp lại các hành động khắc phục cho đến khi loại bỏ hoàn toàn được sự không phù hợp mới được coi là đã thực hiện hành động khắc phục.

 

Tổng kết

Các hoạt động thông thường có xu hướng bị bỏ qua vì đó đơn giản chỉ là những việc đã được thực hiện trước đó. Đừng chỉ cập nhật ngày của tài liệu và dữ liệu, hãy đảm bảo luôn theo dõi và cập nhật các thay đổi theo thời gian.

Hy vọng bài viết này đã giúp bạn có cái nhìn tổng quan về 9 bước cần thực hiện để áp dụng ISO 14001. Nếu như có bất kỳ thắc mắc nào về việc xây dựng và áp dụng ISO 14001, vui lòng liên hệ với 3AC để được giải đáp miễn phí bạn nhé!